Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ khi được áp dụng đúng cách sẽ tạo tiền đề cho trẻ phát triển vượt trội về cả thể chất lẫn tinh thần. Là phụ huynh, bạn không thể bỏ qua 5 phương pháp giáo dục trẻ mới nhất hiện nay được mầm non song ngữ Smiling Phú Nhuận cập nhật trong bài viết này nhé…!
Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Mọi hoạt động giáo dục trong 6 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ
Đây là một trong những phương pháp giáo dục trẻ hiện đại nhận được sự quan tâm, áp dụng của nhiều nơi trên thế giới. Phương pháp Montessori được sáng lập bởi Maria Montessori. Nguyên lý của phương pháp này là tạo dựng nền tảng ban đầu vững chắc cho trẻ từ lứa tuổi mầm non, bởi 6 năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng. Mọi hoạt động giáo dục nuôi dưỡng ở thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến chính nhân cách của trẻ về sau.
Việc áp dụng phương pháp Montessori vào giáo dục cho trẻ với mục đích kích thích sự phát triển và khơi dậy tiềm năng của trẻ. Phương pháp giáo dục sớm này sẽ thực hiện theo hình thức tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động tương tác với môi trường, hoạt động của đôi bàn tay,… Trẻ sẽ tự động hấp thu, chọn lọc hay loại bỏ các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hóa, tri thức về thế giới xung quanh. Với phương pháp này, yếu tố độc lập được đặt ở vị trí quan trọng. Trẻ có cơ hội được phát triển bản thân, xây dựng cá tính riêng biệt của riêng mình.
>>> Xem thêm: Dạy con theo phương pháp giáo dục sớm montessori
Mô hình giáo dục Glenn Doman
Một trong phương pháp giáo dục cũng nhận được nhiều quan tâm của phụ huynh là Glenn Doman. Phương pháp này được sáng lập bởi giáo sư Glenn Doman. Không như những phương pháp giáo dục khác, với phương pháp Glenn Doman, chính bố mẹ sẽ đóng vai trò dạy dỗ trẻ chính. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này bạn có thể tham khảo những chia sẻ bên dưới đây của chúng tôi để giúp việc dạy dỗ cho trẻ một cách thông minh và khao học hơn.
Khơi dậy niềm đam mê học hỏi của trẻ
Nên tạo cho trẻ niềm hứng khởi trong việc học hỏi, vì chính điều này sẽ giúp trẻ học hiệu quả hơn so với viêc gò bó và bắt buộc như cách dạy dỗ truyền thống trước đây. Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thường có khả năng bắt chước rất nhanh, vì thế trong môi trường giảng dạy chúng ta nên cho trẻ làm những điều mình thích trong quá trình vui chơi, cũng như trong cả thời gian học. Một trẻ làm một điều gì đó với thái độ hăng say chắc chắn những trẻ còn lại cũng học hỏi và từ đó tập dần những thói quen tốt cho trẻ, đam mê hơn với những điều mình làm
Luôn khích lệ động viên trẻ, tích cực khen ngợi những điều mà trẻ làm
Dạy dỗ trẻ nhỏ dưới 6 tuổi đối với người lớn chúng ta nên mềm mỏng quan sát vè khích lệ trẻ mỗi ngày, kể cả khi trẻ làm gì sai cũng không nên trách mắng mà không ngừng động viên để trẻ cảm thấy bên cạnh mình có một người bạn đồng hành. Từ đó trẻ tự tin hơn với những điều mình làm và nghĩ ra nhiều sáng kiến hay mỗi ngày.
Cuộc sống xung quanh hằng ngày là môi trường tốt nhất để dạy dỗ trẻ
Với nhiều nghiên cứu trong việc giáo dục trẻ, trẻ dưới 6 tuổi ở giai đoạn này trẻ sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh nhất, trẻ thích những không gian thỏa mái thay vì toàn bộ thời gian lên lớp phải ngồi học những tiết theo giáo trình gò bó. Trẻ tập trung vào những gì cha mẹ nên giám sát và dạy dỗ trẻ để hình thành những thói quen tốt cho trẻ ngay từ nhỏ.
Việc áp dụng phương pháp này nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ về: thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc, năng lực vượt qua nghịch cảnh… Trẻ sẽ được học, nhận thức, khám phá và tìm hiểu qua: những bài học, những vận động, những ngôn ngữ, và thế giới xung quanh của trẻ.
Vai trò của phụ huynh trong phương pháp Glenn Doman này vô cùng quan trọng. Do vậy, bản thân phụ huynh khi ở vai trò người thầy cần tìm hiểu rõ và chi tiết trước khi áp dụng cho trẻ.
Phương pháp giáo dục trẻ Reggio Emilia
Một số phụ huynh lại có sự quan tâm sâu sắc cho phương pháp Reggio Emilia. Phương pháp giáo dục được sáng lập bởi Loris Malaguzzi cùng chính các phụ huynh trong thành phố Reggio Emilia, nước Ý. Cốt lõi của phương pháp giáo dục này là trao quyền tự chủ cho trẻ và tôn trọng quyền đó.
Reggio Emilia sẽ tập trung vào việc khuyến khích, động viên, gợi mở cũng như đồng hành cùng trẻ. Trẻ được tập trung học tập, tìm hiểu mọi vấn đề thông qua các hoạt động, dự án. Phương pháp Reggio Emilia không có chương trình hay chứng chỉ cụ thể, việc áp dụng hoàn toàn dựa trên thực tế và áp dụng.
Mô hình phương pháp giáo dục sớm STEAM
Nghệ thuật giúp trẻ “mài dũa” trí tưởng tượng, óc sáng tạo của mình
STEAM là phương pháp giáo dục cho trẻ em về các lĩnh vực STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, Toán học – Mathematics) kết hợp với Art – Nghệ thuật. Ý tưởng này bắt nguồn từ Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Bạn có thắc mắc vì sao nghệ thuật lại có mặt trong phương pháp giáo dục trẻ em này không? Điều này hoàn toàn không phải là một sự phi lý, bởi thông qua các loại hình nghệ thuật, trẻ sẽ được “mài dũa” trí tưởng tượng, óc sáng tạo của mình. Từ đó, trẻ có thể kết hợp lối tư duy phân tích với tư duy trừu tượng để khám phá thế giới một cách đa chiều hơn.
Phương pháp giáo dục cho trẻ nhỏ Steiner
Khác với những phương pháp giáo dục thông thường khác chỉ thường chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức, phương pháp Steiner do Rudolf Steiner xây dựng nhấn mạnh 3 yếu tố cơ bản của con người, đó là suy nghĩ, xúc cảm và ý chí.
Nếu cho rằng nền giáo dục phổ quát đi theo con đường duy vật chủ nghĩa, thì nền giáo dục Steiner lại phát triển theo hướng của chủ nghĩa lý tưởng. Với phương pháp giáo dục sớm cho trẻ nhỏ Steiner, những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường đầy ắp tự do và tình yêu thương, không bị phán xét hay phải chịu sức ép từ những cuộc thi đua, cạnh tranh.
Ngoài ra, phương pháp Montessori và Steiner còn là hai thái cực khác nhau và không thể kết luận cách giáo dục nào tốt hơn.
Dù vẫn có một số “giao điểm” như đặt trẻ ở vị trí trung tâm, khẳng định trẻ học hỏi rất tốt thông qua bắt chước người lớn hay tầm quan trọng của trật tự đối với sự phát triển của trẻ. Một bên nhấn mạnh khía cạnh thực tế và trau dồi cho trẻ nhỏ kỹ năng để thích nghi trong xã hội như một cá thể độc lập, một bên khuyến khích các bé phát triển thuận theo tự nhiên và phát huy tối đa trí tưởng tượng bay bổng.
Có nên áp dụng các phương pháp để dạy trẻ từ khi còn nhỏ không?
Đây là điều băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh có con nhỏ hiện nay. Ba mẹ nào cũng mong muốn đem đến cho con mình những điều tốt đẹp nhất trên đời. Suy nghĩ có nên áp dụng một phương pháp “sách vở” nào đó để hỗ trợ con yêu của mình trên hành trang phát triển tương lai.
Giáo dục và nuôi dạy trẻ không có khi nào là sớm. Mỗi đứa trẻ đều có khả năng học trong từng độ tuổi khác nhau cần áp dụng phương pháp giáo dục khác nhau để đạt được hiệu quả tốt.
Nên áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non nào?
Các bậc phụ huynh nên chọn phương pháp giáo dục sớm nào cho trẻ?
Các cách giáo dục trẻ nêu trên đều nổi tiếng và được đánh giá cao tại nhiều nước trên thế giới. Tuy có những quan niệm và cách thức thực hiện không giống nhau, nhưng chúng đều hướng tới mục đích trau dồi cho các bé một tâm hồn đẹp, một thể chất khỏe khoắn để vững bước trên con đường trưởng thành.
Vì lý do đó, các bậc phụ huynh không nên đắn đo khi áp dụng phương pháp giáo dục cho bé yêu nhà mình từ khi còn nhỏ. Và dựa vào tính cách, tư duy cũng như khả năng của trẻ, cha mẹ sẽ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp giáo dục sớm thích hợp nhất cho bé yêu! Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo trường mầm non song ngữ montessori uy tín tại Phú Nhuận để đăng ký đi tham quan trường, quan sát các con được dạy theo phương pháp này như thế nào và được tư vấn chi tiết hơn.