fbpx
0907 970 768
smilingfingers@sfmis.edu.vn
Trang chủ / Tìm hiểu Montessori / Giáo dục Montessori – Phương pháp vô giá cho sự phát triển của trẻ
Giáo dục Montessori – Phương pháp vô giá

Giáo dục Montessori – Phương pháp vô giá cho sự phát triển của trẻ

Khoa học ngày nay đã chứng minh, trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ 20 % những gì chúng thấy, 30 % những điều chúng nghe được và 70 % những thứ mà chúng làm. Chính vì thế, phương pháp giáo dục Montessori với ưu điểm là tôn trọng sự phát triển cá nhân và tạo ra môi trường đa dạng để trẻ trải nghiệm đã và đang mang lại hiệu quả tuyệt vời trong giáo dục trẻ nhỏ.

Tại sao giáo dục lại cực kỳ quan trọng

Ai cũng biết, mọi đứa trẻ vốn sinh ra đểu như nhau, chỉ có sự nuôi dưỡng và giáo dục làm chúng trở nên khác nhau. Bởi trong mỗi đứa trẻ đều có những ưu điểm và tiềm năng trí tuệ, nếu không được phát hiện kịp thời và trau dồi theo đúng hướng, đúng thời điểm, thì ưu điểm không mất đi nhưng nó vẫn không xuất hiện trong các hoạt động của cuộc sống của trẻ sau này.

Trẻ em trong giai đoạn 0 – 6 tuổi có khả năng học hỏi và thích nghi một cách đáng kinh ngạc. Việc cung cấp nhiều thông tin và trải nghiệm cho trẻ sẽ tạo ra nhiều hơn các kết nối thần kinh trên não bộ. Bộ não được luyện tập đúng cách sẽ trở nên thông minh hơn và phát triển hết tiềm năng.

Bên cạnh đó, độ tuổi mầm non là giai đoạn bộ não con người thu thập sự kiện và học hỏi kiến thức với tốc độ nhanh nhất của đời người. Bỏ qua giai đoạn này chúng ta sẽ không còn cơ hội để kích hoạt tối đa tiềm năng của não bộ .

Công dân toàn cầu

Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp giáo dục Montesson đó là việc “Dõi theo trẻ”. Khác với phương pháp giáo dục truyền thống, người giáo viên Montessori hướng dẫn trẻ nắm bắt thuần thục một khái niệm mới, giai đoạn này có thể kéo dài một tuần, cũng có khi cả tháng. Chính trẻ sẽ chỉ dẫn cho giáo viên khi nào mình sẵn sàng học tiếp đến kỹ năng mới hay khái niệm mới.

Việc học cá nhân, theo đúng nhịp độ của trẻ rất thuận theo lẽ tự nhiên bởi mỗi người đều có cách học khác nhau. Giáo dục Montessori tôn trọng từng cá nhân và nhu cầu khao khát học tập của trẻ. Trẻ không phải một cái đầu trong tuếch để giáo viên “nhồi nhét” càng nhiều càng tốt. Người giáo viên Montessori đóng vai trò như một người trợ giúp, người bạn đồng hành trong con đường học tập đầy thú vị này.

Trẻ được khuyến khách để tìm tòi và khám phá cho chính bản thân mình. Giáo viên hướng dẫn bài học cho trẻ sử dụng giáo cụ trực quan nhưng chính trẻ là người tự khám phá ra những quy tắc. Ví dụ khi trẻ sử dụng những con tem để làm phép tính cộng, đổi mười đơn vị lấy một con tem một chục. Sau một thời gian làm hoạt động này, đến một ngày, trẻ có thể tự làm phép tính cộng mà không cần dùng đến con tem. Niềm tự hào và hạnh phúc đó thực sự là vô giá.

Phương pháp giáo dục Montessori

Giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục tổng hòa Sự phát triển về thể chất, tình cảm, thuộc linh, xã hội cũng quan trọng như phát triển học thuật. Một chương trình Montessori có chất lượng tạo môi trường để trẻ phát triển tất cả những lĩnh vực trên.

Có nhiều người nói tại sao lại dành nhiều tiền để theo học một trường Montessori để làm các hoạt động rất đỗi thường ngày như Thực hành cuộc sống hay đơn giản như Nghệ thuật. Nhưng chính những hoạt động này giúp trẻ tập trung, rèn luyện các kỹ năng vận động, có con mất thẩm mỹ và cả giảm căng thẳng.

Xã hội phát triển mang tính toàn cầu đòi hỏi người ta phải có những thói quen và kỹ năng mềm tốt. Tuy nhiên những kỹ năng này không phải đến lúc học đại học mới có thể hình thành mà nó phải được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Dường như Montessori đã đi trước thời đại khi chuẩn bị cho trẻ trở thành một công dân của thế kỷ 21. Trẻ học nhiều hơn, nhạy bén hơn, linh hoạt hơn.

Hãy để con tự làm

Trong bài 10 điều thần gửi của con đến cha mẹ, tác giả Dr . Kevin Leman từng viết “Đừng làm tất cả mọi thứ cho con. Bởi nó khiến con cảm thấy nỗ lực của mình hoàn toàn không sánh được với kỳ vọng của cha mẹ đối với con. Con biết điều đó rất khó, nhưng xin đừng so sánh con với anh chị của con.” Rất nhiều lần trong cuộc sống, bố mẹ hay người lớn thường “cướp” đi cơ hội để cho trẻ tự làm. Chính việc này vô hình chung đã làm trẻ ỷ lại hay có thói quen không tốt. Thực tế cho thấy, những trẻ có cơ hội tự làm, mức độ tự tin, hình ảnh về bản thân tăng lên đáng kể.

Con người được sinh ra với khả năng lựa chọn, mỗi ngày chúng ta đều đưa ra hàng trăm các quyết định, lựa chọn khác nhau trong đời sống. Đối với trẻ cũng vậy, hãy để cho trẻ có khả năng tự lựa chọn cho chính mình. Montessori nhấn mạnh việc tự do lựa chọn hoạt động, trẻ có thể thực hiện hoạt động lặp lại bao nhiêu lần tùy thích cho đến khi nhu cầu nội tại của trẻ được thỏa mãn.

Trẻ tự biết sửa lỗi cho chính mình mà không cần người lớn phải nhắc nhở. Giáo dục Montessori giúp trẻ biết cách tự học. Trẻ có khả năng tự đặt ra các câu hỏi mà người giáo viên chỉ cần hỗ trợ khi cần thiết. Biết cách học là một kỹ năng còn tuyệt vời hơn bất kỳ những điều học được từ sách vở hay các cuộc thi cử.

Kết luận

Có rất nhiều người thành công trên thế giới đã từng theo học Montessori, phải kể đến những người như: Sean “P Diddy” Combs nhà sản xuất âm nhạc số một nước Mỹ, hai hoàng tử Harry và William nước Anh, Jeffrey Bezos – ông chủ của trang Amazon nổi tiếng hay Gabriel Garcia Marquez, Jacqueline Kennedy phu nhân của tổng thống thử 35 nước Mỹ (John F.Kennedy) rồi Katharine Graham bà chủ tờ báo Wasitington Post, hay hai người đồng sáng lập của Google – Larry Page và Sergey Brin.

Họ chia sẻ sự thành công của họ là do giáo dục mầm non: “Tôi nghĩ một phần học tập là do không phải theo những quy tắc và trật tự, được tự thúc đẩy, được đặt các câu hỏi về việc gì đang diễn ra trên thế giới và làm các công việc một cách khác đi”

Trích từ sách “Maria Montessori Cuộc đời và sự nghiệp”_Nguyễn Bảo Trung Dịch.