fbpx
0907970768; 0937970768; 0947970768
smilingfingers@sfmis.edu.vn
Trang chủ / TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN / Học làm cha mẹ: 6 câu nói khích lệ trẻ bằng phương pháp Montessori
Học làm cha mẹ: 6 câu nói khích lệ trẻ bằng phương pháp Montessori

Học làm cha mẹ: 6 câu nói khích lệ trẻ bằng phương pháp Montessori

Câu nói khích lệ trẻ tưởng chừng dễ dàng nhưng a mẹ đã biết cách sử dụng hợp lý. “Con muốn mẹ thế nào thì con mới chịu đi học”, “Con đã đặt nó ở đâu? Có thể tìm thấy nó ở đâu?”,.. là những câu khích lệ bằng phương pháp Montessori. Khi được khuyến khích làm một điều gì đó sẽ tốt hơn cho trẻ thay vì bạn tìm giúp con. Những điều nhỏ nhặt này sẽ hình thành sự tự lập của con ngay từ khi còn nhỏ.

Đã bao giờ khi trẻ nói rằng cần tìm quả bóng để đi chơi và bạn liền tìm cho con chưa? Nếu có thì phương pháp dạy con của bạn chưa thực sự đúng. Hãy cùng trường mầm non song ngữ Montessori Smiling Fingers tham khảo kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

6 câu nói khích lệ trẻ bằng phương pháp Montessori

Dưới đây là 6 câu nói khích lệ trẻ bằng phương pháp Montessori rất đơn giản mà cha mẹ nào cũng có thể thực hiện được, gồm:

“Con muốn mẹ thế nào thì con….”

Hầu hết các bé khi lần đầu đi mẫu giáo, mỗi buổi sáng gọi bé dậy đều là “cực hình” đối với các bậc làm cha làm mẹ. Mặc dù gọi dậy rồi bé cũng sẽ khóc lóc, mè nheo không muốn đi học.

khích lệ bé khi bé làm tốt việc nào đó

“Con muốn mẹ thế nào thì con….”

Thay vì lớn tiếng, la mắng trẻ, bắt buộc trẻ phải đến trường,.. chỉ khiến bé cảm thấy “sợ” khi đi học mà thôi. Thay vào đó hãy nói “Con muốn mẹ thế nào thì con mới chịu đi học? Hay mẹ đi học còn con sẽ đi làm thay mẹ nhé!”.

Cách hỏi này sẽ giúp trẻ hiểu rằng bạn đang cố gắng san sẻ gánh nặng của trẻ. Như vậy trẻ sẽ dễ thỏa hiệp hơn mỗi lần đi học và không còn khóc lóc hay mè nheo nữa.

“Con có thể tìm nó ở đâu?”

Khi con bước vào giai đoạn chạy nhảy, vui chơi, bé có thói quen vứt đồ chơi lung tung, sau đó hỏi mẹ “Đồ chơi của con ở đâu?”, “Bóng của con đâu”, “Siêu nhân, búp bê… của con đâu?”… Thậm chí là quấy khóc đòi mẹ tìm cho bằng được. Với các bậc phụ huynh sót con thường đi tìm ngay cho bé.

Nhưng dựa vào phương pháp Montessori, thay vì tìm đồ chơi hay món đồ mà bé cần, bạn hãy hồi chờ và quan sát. Đến khi bé hỏi bạn hãy nói rằng “Mẹ cũng không biết nữa. Con đã đặt nó ở đâu?”.

Khi bé đòi hỏi một thứ gì đó mà các mẹ, các bố cứ tìm ngay cho con, sẽ khiến trẻ ngầm hiểu rằng “Con không cần cố gắng. Khi muốn làm gì đó chỉ cần nhờ bố mẹ giúp là được. Nếu không hài lòng thì khóc, kêu to đến khi bố mẹ đáp ứng thì thôi”. Dần dần sẽ hình thành nên thói quen ở trẻ, khiến bé tự tin ỷ lại bạn mà không dám làm bất cứ điều gì.

“Ở nhà mình,….”

Ở tuổi của trẻ, mọi sự yêu thích của bé là hàng đầu. Bé nghĩ rằng mình phải được ưu tiên. Khi có việc gì đó không ưng ý, nhiều bé có thói quen đánh lại bố mẹ, thậm chí là quát và khóc lớn. Những điều xấu này nếu cứ bao dung và bỏ qua sẽ hình thành nên tích cách của trẻ.

câu nói khích lệ trẻ ăn uống

“Ở nhà mình, mọi người đều phải ăn cơm trước mới xem tivi. Vậy con có phải người nhà mình không?”

Ngày xưa các ông các bà thường dạy theo kiểu “Thương cho roi cho vọt”. Nhưng nếu dùng đòn roi thì bé chỉ ngưng vì sợ chứ không phải vì phục. Khi con “chai lì” với những đòn roi đó là lúc bé trở nên bất trị. Thay vào đó hãy áp dụng cách dạy con của người Nhật.

“Ở nhà mình, mọi người đều phải ăn cơm trước mới xem tivi. Vậy con có phải người nhà mình không?”

Câu nói này nhằm nhắc nhở trẻ về quy tắc hành vi chung của một tập thể. Nó hiệu quả hơn rất nhiều lần khi chúng ta lớn tiếng mắng hay đánh đòn trẻ. Hãy nhắc nhở trẻ bằng tiêu chuẩn của tập thể, nếu trẻ không muốn bị tách biệt ra khỏi cộng đồng, trẻ phải làm theo mọi người.

“Hãy dõi theo trẻ”

Ở mỗi giai đoạn chăm sóc con lại có những nỗi lo riêng. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm bố mẹ lại càng thêm phiền não. Với những bé thích ăn thì thật dễ, nhưng hầu hết là các bé rất kén ăn và quấy khóc mỗi khi đến bữa. Đôi khi cho bé ăn mà cả cha mẹ, ông bà phải vây quanh, làm đủ trò để bé ăn.

Nhưng theo phương pháp Montessori: Hãy cho con ăn khi con đói, chứ đừng bắt con ăn theo cữ. Để trẻ làm xong thứ mình thích, các mẹ mới dễ dàng thỏa thuận với trẻ điều mình mong trẻ con. Và hãy dõi theo trẻ.

“Mẹ nhìn thấy con thật chăm chỉ”

Câu nói khích lệ trẻ rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, nó giúp bé yêu của bạn hoàn thiện hơn và tự tin hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn khen những điều không có và làm quá mọi thứ lên.

Mẹ nhìn thấy con thật chăm chỉ”

Mẹ nhìn thấy con thật chăm chỉ”

Điều này chỉ gây tác dụng phụ mà thôi. Trẻ sẽ trở nên tự đắt và kiêu ngạo. Sau này, khi muốn được công nhận, trẻ sẽ chỉ làm qua loa cho xong để nhận được lời khen thôi.

Thay vì nói “bức tranh của con đẹp thật đấy”. Hãy tập trung lời khen của mình vào quá trình. Ví dụ “Mẹ thấy con lựa chọn màu sắc và tô thật tỉ mỉ cho bức tranh, vậy nên nó mới đẹp như thế”.

“Con nghĩ gì về bài làm của mình”

Sẽ có lúc bé tìm kiếm sự khen ngợi từ bạn hay đơn giản là tham khảo ý kiến của bạn. Chẳng hạn như:

“Mẹ ơi, mẹ thấy con vẽ có đẹp không?”

“Mẹ ơi, mẹ thấy con dọn dẹp phòng có sạch sẽ không?”

“Mẹ ơi, mẹ thấy con rửa bát có sạch không?”

Thay vì trả lời, khích lệ, khen/chê thì hãy áp dụng phương pháp Montessori, để bé tự đánh giá sự nỗ lực của mình. Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đặt câu hỏi:

“Con thấy bức tranh có đẹp không?”

“Khi con dẹp dẹp phòng, có thiếu món đồ nào không?”

“Con thấy chiếc bát đã rửa sạch chưa?”

Bé sẽ tự có câu trả lời lại vấn đề mà bé hỏi bạn. Thậm chí còn tập cho bé thói quen nhìn nhận lại vấn đề.

4 nguyên tắc giao tiếp với trẻ nhỏ ba mẹ cần biết

Nhà tâm lý học người Áo – Rudolf Dreikurs cho rằng: “Trẻ cần sự khích lệ, như cây non cần nước. Trẻ không thể phát triển và tồn tại nếu thiếu đi sự khích lệ từ người lớn”. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi, khích lệ như thế nào mới đúng? Giao tiếp với trẻ như thế nào thì hiệu quả chưa? Dưới đây là 4 nguyên tắc giao tiếp với trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cần biết.

Thể hiện sự hiểu biết, cảm thông và chấp nhận trẻ

Việc sử dụng câu nói khích lệ trẻ trông có vẻ đơn giản nhưng thực tế là điều không dễ dàng. Người lớn thường bị tác động bởi những yếu bên ngoài như công việc, cuộc sống,.. từ đó có những phản ứng, hành vi chưa đúng mực và phản ứng tiêu cực với trẻ.

Lắng nghe và cảm thông cho con

Lắng nghe và cảm thông cho con

Thay vào đó hãy bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động của trẻ. Cuối cùng là cảm thông, khuyên nhũ, đưa ra suy nghĩ của bản thân để con tự sửa chữa và ghi nhớ.

Thay vì quát mắng, đánh trẻ,.. chỉ khiến chúng trở nên sợ và xa cách với chính bạn. Thay vào đó hãy nói “Ba/ mẹ hiểu điều mà con làm, nếu ở tuổi đó chắc ba/mẹ cũng sẽ làm thế. Nhưng con biết không, chúng ta hành động như vậy là chưa đúng, nó sẽ gây ra những vấn đề không tốt. Thay vào đó con hãy làm như thế này,… Con nghĩ sao?”.

Trẻ sẽ cảm thấy được thông cảm, được bố mẹ quan tâm, sau này có bất cứ vấn đề gì cũng mạnh dạn chia sẻ với bạn. Và qua những lần vấp ngã trẻ sẽ hình thành cách giải quyết tốt hơn.

Khích lệ điểm mạnh của trẻ

Việc tập trung vào điểm mạnh của trẻ và khích lệ sẽ làm tăng sự tự tin trong trẻ. Để bé dễ dàng khẳng định bản thân mình hơn trong một tập thể, cộng đồng.

Trên thực tế ở mỗi đứa trẻ ưu điểm chiếm tới 85% và khuyết điểm chỉ chiếm 15% mà thôi. Nhưng người lớn lại có xu hướng bỏ qua 85% điểm tốt mà chỉ nhìn vào các khuyết điểm của trẻ để la mắng. Điều này vô tình làm tổn thương trẻ, để lại sự tự ti trong bé.

Ngược lại khi tập trung vào điểm mạnh của trẻ, khích lệ bé phát huy tốt những ưu điểm của bản thân thì những điều đó càng ngày càng tăng lên. Với một đưa trẻ, được bố mẹ công nhận là điều quan trọng nhất, hơn cả sự khen thưởng và tán dương đến từ người ngoài.

Nhìn theo hướng tích cực, có nhiều cách đánh giá khác nhau

Khi áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, ngay cả khi bé làm sai, thậm chí cư xử chưa đúng mực, bố mẹ phải nhìn vào ưu điểm của trẻ để động viên thật lòng. Cách này không những không khiến bé tự mãn, đắc ý mà ngược lại sẽ giúp bé nhìn nhận lại vấn đề, cách giải quyết của bản thân.

Lắng nghe và cảm thông cho con

Đánh giá vấn đề theo hướng tích cực và nhiều góc nhìn khác nhau

Trên thực tế không có gì là “Tự nhiên” cả. Không có một đứa trẻ nào tự nhiên đánh bạn, tự nhiên cộc cằn và tự nhiên khó hiểu cả. Hãy nhìn nhận tình huống theo các cách khác nhau. Tìm hiểu lý do và có những phương án giải quyết tốt nhất.

Ghi nhận sự cố gắng, tiến bộ ở trẻ

Khi bé cố gắng làm một việc gì đó, hãy sử dụng câu nói khích lệ trẻ và truyền cảm hứng cho trẻ – Đây là phương pháp giáo dục mầm non hiện đại.

Khi được khích lệ trẻ sẽ trở nên tự tin hơn, chủ động và linh hoạt hơn. Đôi khi nhiều bố mẹ vô tâm hay đùa giỡn không đúng lúc khiến bé cảm thấy bị chùn bước.

Ví dụ khi trẻ khoe mình được điểm cao trên trường khi giải được bài toán khó. Thay vì nói rằng “Bài này dễ ợt”, “Bằng tuổi con bố mẹ đã giải đúng ngay từ đầu rồi!” thì hãy nói rằng “Con làm tốt lắm” và ôm trẻ vào lòng.

Hy vọng mỗi bậc phụ huynh sẽ nhìn thấy chính mình trong bài viết này. Đã bao giờ bạn mắng con vì bài kiểm tra điểm kém hay phủ nhận nỗ lực của trẻ chưa? Để hiểu trọn vẹn phương pháp Montessori – Giáo dục trẻ theo phương pháp hiện nay. Hãy liên hệ Email: smilingfingers.hcm@gmail.com hoặc gọi điện thoại: 0907970768 để được hỗ trợ tốt nhất!