IQ và EQ những khái niệm tưởng chừng là tự nhiên sinh ra của một người bình thường không theo một quy chuẩn nào hết, nhưng nó lại là những chỉ số để đo sự thông minh và nhạy bén của một người. Liệu làm cách nào để phát triển nó, đặc biệt với các vị phụ huynh có con nhỏ, càng cần quan tâm đến vấn đề IQ và EQ của con trẻ. Vậy làm thế nào để phát triển IQ và EQ của của trẻ mầm non? Hãy theo Smiling Fingers chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề “ phát triển IQ và EQ trẻ mầm non” cho bạn là như thế nào?
Tầm quan trọng của IQ và EQ đối với việc giáo dục trẻ nhỏ

Để nhận ra tầm quan trọng của IQ và EQ đối với việc giáo dục trẻ nhỏ ta cần hiểu IQ và EQ là gì?
IQ là gì ?
IQ – Là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc, có tên đầy đủ là Intelligence Quotient, được hiểu là chỉ số thông minh của một người. Chỉ số IQ càng cao đồng nghĩa với việc bộ não của người đó càng khủng.

- Chỉ số IQ bình thường của một người sẽ dao động từ 85 – 115
- Những người có những chỉ số thông minh qua ngưỡng tối đa của người bình thường họ sẽ có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề nan giải hóc búa.
- Đa phần những người này thường sẽ dễ thành công trong học tập cũng như sự nghiệp
- Chỉ số IQ thể hiện qua khả năng sau:
- Xử lý thị giác và không gian.
- Kiến thức sâu rộng về thế giới.
- Dòng suy nghĩ khác người bình thường.
- Thường có trí nhớ làm việc và trí nhớ ngắn hạn hoặc thậm chí đãng trí.
- Tư duy định lượng tốt.
EQ là gì?
EQ – là viết tắt của cụm tuwg Emotional Quotient còn gọi là trí tuệ cảm xúc, là khả năng kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân hay những người xung quanh.

- Chỉ số đo lường cảm xúc của một người cũng là yếu tố quyết định hành vi của người đó.
- Chỉ số cảm xúc EQ được đánh giá cụ thể như sau:
-
- EQ < 84: thuộc nhóm có EQ thấp, thường chiếm khoảng 16% dân số của thế giới.
- EQ 85 – 115: thuộc nhóm EQ trung bình. Khoảng EQ này khá phổ biến trên thế giới và chiếm khoảng 68%.
- EQ 116 – 130: thuộc nhóm EQ cao và chỉ chiếm khoảng 14% dân số thế giới.
- EQ >131: thuộc nhóm EQ tối ưu và cực hiếm, chỉ khoảng 2% dân số đạt được mức điểm này.
- Chỉ số EQ trí tuệ cảm xúc tập trung vào các khả năng như:
-
- Xác định cảm xúc của bản thân.
- Đánh giá cảm xúc của người khác.
- Kiểm soát cảm xúc của bản thân.
- Khả năng nhận biết cảm xúc của người đối diện.
- Sử dụng cảm xúc của bản thân để hòa nhập với xã hội.
- Kết nối bản thân với những người xung quanh.
Suy ra, cả hai chỉ số này đều quan trọng và cần thiết với những đứa trẻ, vì đơn giản một đứa trẻ sinh ra đã là một tờ giấy trắng, chỉ số cơ bản chúng có chỉ là một phần cái quan trọng là cách dạy dỗ và kiểm soát từ sớm từ phía phụ huynh mới khiến chúng trở nên hoàn hảo.
Quan trọng ở chỗ những chỉ số này tưởng chừng xa lạ nhưng lại là những bài học quen thuộc mà chúng ta đang cố dạy dỗ từ lúc chúng mới sinh ra đời, ngoài việc học kiến thức tính toán văn võ, việc có một cảm xúc bình tĩnh ổn định và nhanh nhẹn trong mọi tình huống là điều không thể thiếu.
Ông bà xưa thường có câu : “ Có tài thì phải có đức” , nên việc IQ và EQ đi đôi với nhau sẽ hình thành nên một đưa trẻ vừa thông minh giỏi giang lại có thêm tính tình lanh lợi có nhu có cương xử lý tốt mọi tình huống.
Vì thế nên, khi “ tờ giấy” còn trắng thì hãy nhanh chóng vẽ nên những bước phác thảo hoàn hảo, rồi để làm nền cho chúng phát triển nên một bức tranh tuyệt đẹp, tuy có thể ta không biết chỉ số này phát triển đến đâu nhưng nếu có rèn luyện thì việc chỉ số thay đổi theo hướng tích cực là không gì là không thể.
IQ và EQ chỉ số nào quan trọng ở trẻ mầm non
Tuy đã nhận định rằng IQ và EQ là hai chỉ số vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ nhưng vẫn có người thắc mắc rằng cái nào mới quan trọng hơn ở một đứa trẻ.
Được biết cả hai đều là những chỉ số mà không thể thiếu cho một người, nhưng có rất nhiều ba mẹ lầm tưởng chỉ cần con có IQ cao là sẽ trở thành một người thành công thực thụ.
Mặt khác, thông minh là một chuyện nhưng để người ta tôn trọng và nhận định mình trước tiên qua tính cách và hành xử sau đó mới xét đến địa vị và học thức, nếu bạn có một học thức cao nhưng trong xã hội này bạn không biết kiềm chế cảm xúc cá nhân thì liệu bạn có đi xa được hay không?
Theo các chuyên gia phân tích, nếu muốn trở thành một người thành công ít nhất bạn phải có 80% EQ và 20% IQ.
- IQ cao sẽ giúp quá trình tư duy và tính toán một cách gọn nhẹ chính xác
- EQ cao lại là “ kim chỉ nam” giúp ta trở nên bình tĩnh, suy xét kĩ càng hơn để đưa ra những quyết định có tầm nhìn xa hơn, mang lại lợi ích chung nhất.
- Một số điều về EQ được biết như là:

- Những đứa trẻ có EQ trung bình trở lên ( >85) thì những công việc thích hợp với bé có thể là: nhà văn, nhà triết học, bác sĩ tâm lý, giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ, nghề quản lý nhân sự, lãnh đạo,… những công việc này cần có tính kiên nhẫn và khả năng định hướng cho người khác nên EQ ở mức trung bình là khá ổn.
- Những người có chỉ số EQ cao là những người giàu tình cảm luôn thấu hiểu, giúp đỡ mọi người xung quanh, sau này trẻ sẽ được nhiều người yêu mến và giúp đỡ, tôn trọng, nên việc những người này thành công sớm là điều tự nhiên không có gì phải ngạc nhiên nhưng thực tế họ thành công hơn không phải bằng thành tích học tập.
- Nhưng mặt khác, nếu trẻ có IQ nhỉnh hơn trung bình một xíu sẽ phù hợp với công việc cần suy nghĩ, tư duy, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống nhiều hơn như: bác sĩ, kỹ sư, kinh tế, kiến trúc sư, thẩm phán, luật sư,…
Do đó, không thể đơn phương nhận định IQ và EQ cái nào quan trọng hơn mà ba mẹ cần cân bằng giúp bé biết cách vận dụng cả hai khi nào cần thiết, điều này sẽ giúp bản thân chúng thành công nhanh hơn trong cuộc sống.
4 sở thích thường gặp ở trẻ có IQ và EQ cao
Những đứa trẻ thích cười

- Về mặt EQ, đứa trẻ hay khóc dù là hoàn cảnh nào cũng là dấu hiệu của EQ thấp, những đứa trẻ có EQ hay cười vì chúng sẽ dễ tạo thiện cảm với mọi người xung quanh trông rất đáng yêu.
- Về mặt IQ, nụ cười cũng là biểu hiện của chỉ số IQ, giúp ích trong quá trình phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia Mỹ, những đứa trẻ thích cười thường có tế bào não hoạt động tích cực và trí tuệ phát triển tốt hơn.
- Khi trẻ được hai ba tháng tuổi, trẻ có thể cười thành tiếng khi có người quen trêu chọc, thì đó là kết quả của sự kích thích các vùng tương ứng trong não của trẻ và phản ứng của trẻ với cha mẹ, điều này cũng giúp trẻ khi lớn lên có trí tuệ cảm xúc cao, thích giao lưu.
Trẻ thích nói chuyện

- Trẻ thích nói chuyện thường có EQ và IQ cao hơn những trẻ khác.
- Có nhiều trẻ thích nói, có khi nói chen vào câu chuyện của cha mẹ và người lớn nên khiến họ phật ý.
- Tuy nhiên, đây lại là đứa trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt, có thể thành thạo nhiều từ vựng từ sớm so với bạn đồng trang lứa.
- Theo các nhà nghiên cứu, trẻ nói nhiều ở trường khi bước vào trung niên có trí nhớ tốt hơn, nói năng trôi chảy hơn, kiểm soát tình hình tốt hơn.
- Đứa trẻ như vậy có khả năng tư duy logic mạnh mẽ hơn và có chỉ số EQ và IQ cao khi chúng lớn lên.
Những đứa trẻ thích đặt câu hỏi

- Những đứa trẻ có chỉ số IQ và EQ cao thường tò mò về thế giới xung quanh.
- Chúng hay hỏi và muốn được giải đáp thắc mắc. Chúng cũng thường học giỏi và có trí nhớ tốt.
- Trẻ sử dụng nhiều trí não hơn, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học được vào cuộc sống để giải quyết các vấn đề mà trẻ gặp phải.
- Với tính tò mò trẻ sẽ khám phá không ngừng. Thông qua câu hỏi và câu trả lời, cánh cửa trí tuệ của trẻ mở ra và chỉ số thông minh ngày một cải thiện.
Trẻ hòa đồng

- Những đứa trẻ hòa đồng và có mối quan hệ xã hội tốt cho thấy chúng sở hữu chỉ số EQ và IQ rất cao.
- Thông qua giao tiếp, trẻ phát triển khả năng về ngôn ngữ, có khả năng ngôn ngữ phong phú, khả năng diễn đạt tốt.
- Trẻ hòa đồng cũng học hỏi được nhiều điều từ bạn bè và thế giới xung quanh, thu nạp những điều hay giúp trẻ hiểu biết và thông minh hơn.
- Theo khảo sát, hơn 70% thành công của một người được quyết định bởi chỉ số EQ và chưa tới 30% là chỉ số IQ và kết quả học tập.
- Chính vì vậy để trở thành một người thành công trong tương lai, cha mẹ nên chú ý những giai đoạn phát triển của trẻ để bồi dưỡng giúp trẻ phát triển cả EQ và IQ.
Làm thế nào để tăng chỉ số IQ và EQ ở bé mầm non?
Để tăng chỉ số IQ và EQ ở trẻ mầm non, nhà trường và bố mẹ cần làm những điều sau đây:
Về IQ
- Tham gia các môn nghệ thuật
- Đọc sách cùng trẻ
- Dành thời gian luyện tập thể dục và thể thao cùng con cái
- Khích lệ con bạn thường xuyên, tránh chỉ trích nặng nề
- Cho chúng chơi những trò chơi trí tuệ thay vì chơi các trò điện tử vô bổ
Về EQ
- Lắng nghe những chia sẻ và đồng cảm với con, chúng ta không nên áp đặt quan điểm cá nhân một cách bảo thủ lên trẻ.
- Khuyến khích con trẻ bộc lộ cảm xúc của chúng, vì có như thế chúng mới có thể nhận diện được đâu là cảm xúc tiêu cực.
- Hãy là tấm gương thật tốt để trẻ noi theo, thường trẻ sẽ học theo những hành động của ba mẹ chúng.
- Dạy con cái cách quản lý cảm xúc và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực thành tích cực, để trẻ lạc quan và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
- Đặc biệt hơn hết là chúng ta không nên nói dối con trẻ, nhiều phụ huynh hay mắc sai lầm này sẽ khiến trẻ dần mất sự tin tưởng ở người lớn và không muốn chia sẻ nhiều nữa
- Cùng bé chơi những trò chơi để phát triển cảm xúc như: chơi đóng vai ở nhà, giới thiệu động vật, tìm kiếm giác quan,..
Từ những chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng ba mẹ sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của IQ và EQ để giúp cho con trẻ của mình trở thành phiên bản tốt nhất của chính bé, tuy nhiên mỗi cá thể sẽ có thế mạng và sự phát triển riêng hãy quan tâm và chỉ dạy chúng theo cách thấu hiểu để giúp bé hoàn thiện hơn nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
SĐT: 0907907768
EMAIL: smilingfingers@Smiling Fingers.edu.vn
Địa chỉ: Số 32 Đoàn Thị Điểm, P1, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, P.Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TPHCM.
Website: Smiling Fingers.edu.vn