Dạy trẻ mầm non trồng cây có nên không? Ngoài việc học tập vui chơi trong ngày, các bé còn được cô giáo chỉ dạy cách trồng cây. Được tự tay mình xới đất, gieo hạt giống và tưới nước cho cây…giúp các bé có cơ hội kết nối với thiên nhiên. Trẻ sẽ biết được rất nhiều lợi ích từ việc trồng cây xanh bảo vệ môi trường sống. Ngoài ra, còn rèn luyện tính kiên nhẫn và học tinh thần trách nhiệm với những gì mình làm ra. Dạy trẻ mần non cách trồng cây đem đến những lợi ích gì và các bước dạy như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Smiling Fingers nhé.
Vì sao nên dạy trẻ mầm non trồng cây?
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cần được mọi người quan tâm. Nó không chỉ của tập thể, xã hội mà còn của từng cá nhân trong xã hội. Đối với những gia đình có trẻ em, thay vì để các con mải chăm chú vào màn hình điện thoại, tivi. Tại sao bạn không cùng con chung tay bảo vệ môi trường sống? Một hành động xanh thiết thực và vô cùng ý nghĩa như dạy trẻ mần non cách trồng cây không những giúp bé phát triển tư duy. Mà nó còn tăng kết nối tình cảm những thành viên trong nhà. Dạy trẻ mầm non trồng cây không chỉ giúp không gian trở nên tươi mát; mà còn biến các bé thành “anh hùng nhí” bảo vệ hành tinh này!
![Vì sao nên dạy trẻ mầm non trồng cây Vì sao nên dạy trẻ mầm non trồng cây](https://sfmis.edu.vn/wp-content/uploads/2022/10/day-tre-mam-non-cach-trong-cay-1.jpg)
Lợi ích khi trẻ tự trồng một cây xanh
![Lợi ích khi trẻ tự trồng một cây xanh Lợi ích khi trẻ tự trồng một cây xanh](https://sfmis.edu.vn/wp-content/uploads/2022/10/day-tre-mam-non-cach-trong-cay-2.jpg)
Khơi gợi nên tình yêu với thiên nhiên
Gần gũi với thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển tư duy, đặc biệt ở trẻ em.
Ngoài ra, thiên nhiên còn giúp bé có cảm nhận tinh tế, cảm nhận được cái đẹp và tình yêu thương góp phần hoàn thiện nhân cách khi trưởng thành.
Thông qua việc trẻ được tiếp cận với đất, cỏ cây, hoa lá… kích thích sự tò mò của trẻ. Qua việc chăm sóc cây xanh và nhìn chúng lớn lên từng ngày, trẻ sẽ dần yêu thiên nhiên và quý trọng vẻ đẹp của cây cối.
Cảm thấy có trách nhiệm
Khi được tự tay trồng cây, các bé sẽ phải chăm bón, tưới nước cho chúng hàng ngày để chúng phát triển tươi tốt. Từ đó, các bé học được cách có trách nhiệm với những thứ mình làm ra và rèn luyện nên đức tính kiên nhẫn.
Trẻ dần sống tình cảm hơn
Thông qua việc dạy trẻ mầm non trồng cây và khám phá thiên nhiên, trẻ mầm non hiểu biết được muôn loài, nhận thức được tầm quan trọng của thiên nhiên, cây cối đối với đời sống con người. Từ đó, các bé biết chăm sóc cây để bảo vệ môi trường, biết yêu quý sức lao động, từ đó dần dần nuôi dưỡng tình yêu với thiên nhiên, con người.
Trẻ cảm nhận được những giá trị và ý nghĩa trong mỗi việc làm của bản thân
Thiên nhiên làm cho trẻ thích thú và kích thích trí tò mò của trẻ, quan tâm đến mọi việc xung quanh, nhờ đó phát triển năng lực quan sát, trí thông minh cũng như vốn sống thực tế của trẻ.
Việc trồng và chăm sóc cây xanh giúp bé đóng góp một phần công sức của mình trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, trở thành “anh hùng nhí” bảo vệ hành tinh này.
Vận động lành mạnh
Trồng và chăm sóc cây giúp bé có cơ hội được vận động lành mạnh, trẻ sẽ có lý do để xa cách Tivi, điện thoại, Ipad và những thiết bị điện tử khác.
Dùng thời gian đó, trẻ có thể tận hưởng thiên nhiên diệu kỳ, kích thích các giác quan phát triển và mang đến cho trẻ cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
Cách bước dạy trẻ mần non trồng cây xanh
![Cách bước dạy trẻ mầm non trồng cây xanh Cách bước dạy trẻ mầm non trồng cây xanh](https://sfmis.edu.vn/wp-content/uploads/2022/10/day-tre-mam-non-cach-trong-cay-3.jpg)
Bước 1
Giáo viên sẽ cùng bé chuẩn bị và trang trí những chiếc chậu sứ nhỏ để trồng cây. Ở bước này, giáo viên sẽ để trẻ chọn lựa những mẫu mà trẻ yêu thích. giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan sát, lựa chọn và phân tích.
Bước 2
Giáo viên sẽ dạy con cách cho đất vào chậu, sau đó sẽ sử dụng xẻng nhỏ để xới và tán đất cho đất tơi xốp. Giáo viên sẽ luôn nhắc nhở các bé không cho tay vào miệng và mắt và phải rửa tay sau khi hoàn thành vì trong đất có rất nhiều vi khuẩn.
Bước 3
Tiếp theo là hướng dẫn trẻ cách gieo hạt hoặc bỏ cây vào chậu. Những loại hạt nhanh tăng trưởng như cải ngọt, rau dền,… sẽ giúp các con nhanh đón nhận thành quả và có hứng thú trong việc trồng cây. Đồng thời, với việc dạy trẻ mầm non trồng cây xanh sẽ giúp bé rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ.
Đối với việc bỏ cây vào chậu, giáo viên sẽ hướng dẫn cho bé cách tạo một cái lỗ vừa phải (khoảng nửa độ sâu của chậu) và đảm bảo đất không lấp quá 1/3 thân cây hay tùy loại cây mà giáo viên có thể hướng dẫn con phương pháp đào lỗ thích hợp.
Sau lúc bỏ cây vào, giáo viên hướng dẫn con cách nén chặt gốc bằng phương pháp sử dụng những đầu ngón tay nhấn đều xung quanh gốc để đất có thể cố định được thân cây.
Bước 4
Giáo viên sẽ nhắc nhở trẻ tưới nước đầy đủ và chăm sóc cho cây. Thời gian lý tưởng để tưới cây là vào buổi sáng, giáo viên sẽ luôn nhắc nhở và tập cho bé có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc cây.
>>>> Xem thêm: Dạy trẻ cách bảo vệ môi trường