Cảm xúc là nền tảng để trẻ em phát triển trí tuệ, dạy nhận biết và phân biệt cảm xúc giúp trẻ hình thành cách quản trị cảm xúc và hiểu được cảm xúc của người khác. Bài viết sau, Smiling Fingers sẽ hướng dẫn quý phụ huynh phương pháp dạy cảm xúc vui buồn cho trẻ mầm non.
![Trẻ sẽ học được nhiều dạng cảm xúc khi được chơi với các bạn đồng trang lứa Trẻ sẽ học được nhiều dạng cảm xúc khi được chơi với các bạn đồng trang lứa](https://sfmis.edu.vn/wp-content/uploads/2022/09/Day-cam-xuc-vui-buon-cho-tre-mam-non-1.jpg)
Phương pháp dạy cảm xúc vui buồn cho trẻ mầm non thông qua sự đồng cảm
Phụ huynh có thể thực hành phương pháp này thông qua cách gọi tên cảm xúc. Đồng thời, dạy trẻ thể hiện sự đồng cảm của mình với cảm xúc như:
- “Ôi! Thật là lạnh quá con nhỉ!”
- “Cười lên nào! Mẹ biết con đang rất vui phải không nào?”
- “Con đang buồn ư? Con cứ khóc nhé, đã có mẹ đây rồi!”
- “Con đang giận lắm phải không? Mẹ biết con không thấy thoải mái khi bị bạn tranh đồ chơi, con có thể chia sẻ với bạn hôm nay mà!”.
Phụ huynh có thể giúp trẻ nhận diện cảm xúc từ khi còn nhỏ thông qua phương pháp đồng cảm khá đơn giản và dễ thực hiện.
![Vui vẻ, một dạng cảm xúc trẻ thường trải qua Vui vẻ, một dạng cảm xúc trẻ thường trải qua](https://sfmis.edu.vn/wp-content/uploads/2022/09/Day-cam-xuc-vui-buon-cho-tre-mam-non-2.jpg)
Phương pháp tạo ra trò chơi dạy cảm xúc vui buồn cho trẻ mầm non
Phụ huynh có thể diễn tả bất kỳ cảm xúc nào thông qua biểu hiện trên gương mặt và để trẻ đoán xem bạn đang thể hiện cảm xúc gì?
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng thú nhồi bông đồ chơi để trẻ đoán cảm xúc như:
- “Bạn thỏ đang buồn, chúng ta hãy cùng nhau an ủi bạn thỏ nhé!”
- “Bạn gấu đang cười, con có muốn tham gia vui cùng hạn không?”.
Phương pháp dạy cảm xúc vui buồn cho trẻ mầm non thông qua âm nhạc
Một số bài hát thú vị về cảm xúc được áp dụng qua phương pháp này phải kể đến như:
- If you’re happy and you know it: trong đó lời bài hát có miêu tả cảm xúc vui, giận, buồn, khóc,… của trẻ
- Everything is going to be alright: lời bài hát có chứa các cảm xúc như: tức giận, sợ hãi, buồn, xấu hổ.
Dạy cảm xúc vui buồn cho trẻ mầm non thông qua câu chuyện
Phụ huynh có thể cùng con kể lại những câu chuyện cảm xúc sau một ngày hoặc sau khi trẻ vừa trải qua một cảm xúc thật mãnh liệt.
“Mẹ con mình cùng kể lại câu chuyện hôm nay nhé. Hôm nay con mời bạn Hoa đến nhà chơi với con, con rất hào hứng vì điều ấy. Thế nhưng khi Hoa chạm vào đồ chơi gấu bông yêu thích của con, thì con lại không vui và biểu hiện lo lắng. Con nghĩ rằng, bạn sẽ mang gấu bông yêu thích của con đi gà bắt đầu cau có với bạn. Nhưng hiện tại, khi bạn Hoa đã về, gấu bông này vẫn là của con và vẫn ở nhà chúng ta. Vậy nên sẽ không ai sẽ lấy gấu bông của con đi đâu cả, bạn Hoa chỉ là rất thích chơi gấu bông và bạn cảm thấy nó thật đẹp thôi.”
![Tuổi thơ của trẻ sẽ thật ý nghĩa khi có bạn bè cùng vui, cùng buồn Tuổi thơ của trẻ sẽ thật ý nghĩa khi có bạn bè cùng vui, cùng buồn](https://sfmis.edu.vn/wp-content/uploads/2022/09/Day-cam-xuc-vui-buon-cho-tre-mam-non-3.jpg)
Kể lại câu chuyện sẽ giúp trẻ hiểu rõ những cảm xúc mãnh liệt mà mình đã trải qua và để trẻ biết rằng việc trải nghiệm những cảm xúc đều rất bình thường. Tùy vào từng độ tuổi của bé phụ huynh xây dựng câu chuyện kể có độ dài – ngắn khác nhau.
Mục đích chính của phương pháp này là nhắc lại tình huống trẻ đã trải nghiệm để cùng con xây dựng hệ thống cảm xúc đa dạng, phong phú hơn.
Bài viết trên đây là tổng hợp những phương pháp để các phụ huynh tham khảo trong việc dạy cảm xúc vui buồn cho trẻ mầm non.
Đây là bước quan trọng để trẻ nhận biết cảm xúc của chính mình, sau đó đến nhận biết về cảm xúc của người khác, cuối cùng là có thể thấu hiểu sâu sắc và biết phân biệt các loại cảm xúc khác nhau.
>>> Xem thêm: Dạy trẻ mầm non làm thiệp tặng mẹ
Smiling Fingers luôn đồng hành cùng bé yêu của bạn, giúp con trải qua những kỹ năng đầu đời một cách tốt và ý nghĩa nhất. Cơ sở giáo dục hàng đầu hiện nay, Smiling Fingers luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của quý phụ huynh.
- Hotline: 0907.970.768
- Email: smilingfingers@sfmis.edu.vn
- Địa chỉ:
Cơ sở 1: số 31 Đoàn Thị Điểm, P.1, Q. PN, Tp HCM
Cơ sở 2: số 1 Nguyễn Thế Truyện, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Tp HCM.