Việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non mang lại ý nghĩa gì ?
Tham gia giao thông an toàn
Điều đầu tiên và cũng rất quan trọng khi dạy trẻ về an toàn giao thông tiếp xúc với kiến thức giao thông chính là tham gia hoạt động giao thông an toàn. Dù cho các con đi bộ, đi xe cùng ba mẹ cũng nên có một nền tảng kiến thức về giao thông để bảo vệ trẻ tránh khỏi những nguy hiểm xảy ra trên đường phố. Có nhiều phụ huynh bận rộn và không thể đưa bé trực tiếp tới trường được. Vì vậy, cần trang bị kiến thức nhất định về luật giao thông càng sớm càng tốt để an toàn cho con trên đường đi chơi, đi học…
Giáo dục kỷ luật ngay từ bé
Trẻ em rất cần được bảo vệ, cần được trang bị kiến thức quan trọng bảo vệ khi tham gia giao thông. Nếu như bản thân các con được trang bị kiến thức đầy đủ sẽ giúp hình thành những thói quen tốt, có nguyên tắc và kỷ luật hơn. Giáo dục an toàn giao thông cho bé mầm non, tạo dựng nền tảng từ bé, sẽ tạo chìa khóa mở ra cơ hội tươi sáng trên con đường tương lai.
Biết giúp đỡ và chia sẻ
Khi bé đã am hiểu về luật lệ giao thông không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn giúp ích cho những người xung quanh. Các con có thể giúp đỡ người người lớn tuổi, nhắc nhở bố mẹ tham gia giao thông đúng quy định.
Biết lên án và phê phán hành động sai
Trẻ còn biết phê phán hành vi sai khi đang tham gia giao thông. Ví dụ như bạn kia vượt đèn đỏ, anh kia không đội mũ bảo hiểm… Nhờ vậy, bé sẽ dũng cảm để nói lên tiếng nói của bản thân, biết phân biệt điều sai trái, lẽ phải và hình thành nên nhân cách tốt cho con.

Các kiến thức an toàn giao thông phù hợp với trẻ mầm non
Kiến thức an toàn giao thông rất rộng lớn, nhưng nhiều cha mẹ chưa biết nên chọn kiến thức nào phù hợp khi dạy con. Dạy trẻ mầm non kiến thức an toàn giao thông cần chia sẻ nền tảng cơ bản.
Giải thích cho trẻ về tại sao phải tuân thủ luật giao thông
Trước khi cho con nắm được các kiến thức dạy trẻ mầm non về an toàn giao thông, cha mẹ phải chỉ đầu tiên cho trẻ thông tin cần thiết về giao thông. Đưa ra những rủi ro trên đường có thể con sẽ gặp phải. Phải cho con hiểu được rằng, nếu như bản thân con không tuân thủ luật lệ sẽ làm gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Những tín hiệu trên đường
Khi tham gia giao thông, các con cần phân biệt các tín hiệu đèn trên đường, vai trò tương ứng của loại đèn đó ra sao. Vậy nên, hiểu được kiến thức quan trọng khi dạy trẻ về an toàn giao thông chính là làm quen với tín hiệu trên đường.
Bạn cần chỉ dẫn cho trẻ nhận biết, tên goi của những tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh của từng đèn (đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn vàng chạy chậm, đèn xanh được đi…). Ngoài ra, hãy trang bị cho con kiến thức luật lệ cơ bản, ký hiệu giao thông đơn như:
- Vạch kẻ đường, vỉa hè dành cho người đi bộ.
- Tín hiệu đèn giao thông đỏ xanh vàng ở trên ngã tư đường phố.
- Các biển báo cấm và biển chỉ dẫn.
Học cách nhận biết phương tiện giao thông
Cho con nhận biết, làm quen với phương tiện giao thông quen thuộc là một trong những phương pháp giáo dục dạy trẻ về an toàn giao thông rất hiệu quả. Giúp con gọi tên, nắm bắt được những đặc trưng các loại phương tiện giao thông về đường thủy, đường bộ, hàng không, đường sắt. Từ đó, con sẽ phân loại được các phương tiện theo môi trường sẽ hoạt động, lợi ích và cả công dụng.

Dạy kỹ năng an toàn giao thông cho trẻ mầm non
Ngoài việc học nhận biết các kiến thức về an toàn giao thông, bố mẹ cũng nên dạy trẻ về an toàn giao thông về các kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Kỹ năng tham gia giao thông nếu trẻ đi bộ
Cha mẹ nên hướng dẫn, dạy trẻ về an toàn giao thông cách để đi bộ an toàn như sau:
- Chỉ băng qua đường khi tín hiệu có màu xanh cho người đi bộ đã bật lên. Tại những nơi không có tín hiệu, các con phải vẫy tay để xin đường.
- Chỉ đi vào phía làn trên vỉa hè, làn dành cho người đi bộ.
- Không nô đùa và chạy nhảy nhanh khi đi với bạn bè ở trên đường.
- Không vừa chơi game, vừa nói chuyện khi đi bộ.
- Không mang theo đồ chơi khi đi ra ngoài, đặc biệt là quả bóng bởi nếu nó rơi xuống lòng đường sẽ rất nguy hiểm khi các con đuổi theo
- Đoạn đường có nhiều xe cộ đi lại, hãy nhờ người lớn giúp con qua đường để đảm bảo an toàn.
Kỹ năng tham gia giao thông nếu trẻ đi xe đạp
Khi cho con di chuyển bằng xe đạp, phụ huynh phải đảm bảo trang bị đồ bảo hộ đầy đủ cho con và dạy trẻ về an toàn giao thông để xử lý tốt các tình huống
Chỉ dẫn con cách di chuyển, cách qua đường.
Bấm chuông khi cần được nhường đường, các chướng ngại vật nguy hiểm.
Đi xe đạp phía bên phải và dừng xe phía bên phải.
H3: Kỹ năng nếu bé ngồi ô tô
Đối với bé khi ngồi ô tô cùng gia đình, đi du lịch,… các con cũng được bố mẹ dạy trẻ về an toàn giao thông.
Không thò chân, tay ra ngoài cửa sổ xe
Cài dây an toàn, chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
Lưu ý khi giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non
Dạy trẻ về an toàn giao thông là một chặng đường dài, bố mẹ nên kết hợp vừa dạy vừa thực hàng để con tiếp thu nhanh chóng. Những lưu ý cho bố mẹ khi chỉ dẫn cho con:
Cùng con học tập, cùng con tham gia giao thông để có kiến thức thực tế.
Kiên nhẫn cùng con tham gia trò chơi về an toàn giao thông, xây dựng các tình huống khi con xảy ra vi phạm để cho con nhớ lâu.
Luôn theo sát, cùng con tập hát, đọc với các kiến thức về giao thông.
Dễ hóa vấn đề, không máy móc và cùng con vẽ tranh an toàn giao thông..
Kết hợp giữa nhà trường, gia đình để con hoàn thiện mọi góc nhìn tốt nhất.
>>> dạy trẻ mầm non kỹ năng tự phục vụ
Việc dạy trẻ về an toàn giao thông góp phần xây dựng thói quen tốt cho con và đảm bảo an toàn tốt nhất. Khi đã có đủ kiến thức, con có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ những người xung quanh. Với những thông tin mà Smiling Fingers chia sẽ giúp bố mẹ có phương pháp dạy con hiệu quả nhất. Mời các bố mẹ tìm hiểu thêm nhiều thông tin tại website sfmis.edu.vn .