fbpx
0907970768; 0937970768; 0947970768
smilingfingers@sfmis.edu.vn
Trang chủ / TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN / Dạy trẻ quản lý cảm xúc bằng các kỹ năng hữu ích
Dạy trẻ quản lý cảm xúc hiệu quả với các kỹ năng bổ trợ hữu ích

Dạy trẻ quản lý cảm xúc bằng các kỹ năng hữu ích

Dạy trẻ quản lý cảm xúc ngay từ lúc còn nhỏ, độ tuổi thích hợp là từ 2 12 tuổi. Kỹ năng này rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành tính cách của trẻ khi trưởng thành. Dưới đây là những kỹ năng hữu ích các bậc cha mẹ nên áp dụng để giáo dục trẻ cách quản lý cảm xúc hiệu quả.

 

Dạy trẻ quản lý cảm xúc hiệu quả với các kỹ năng bổ trợ hữu ích
Dạy trẻ quản lý cảm xúc hiệu quả với các kỹ năng bổ trợ hữu ích

Sử dụng nhãn dán thể hiện cảm xúc

Một đứa trẻ khi tức giận, không vui thì chúng sẽ không nói lên cảm xúc của mình mà thưởng sẽ ném đồ vật hay hét lên. Làm cha mẹ cần phải dạy trẻ quản lý cảm xúc bằng cách giáo dục cho con hiểu rõ về cảm xúc và hành vi của mình, từ đó biểu hiện tâm trạng đúng nhất.

Các cha mẹ có thể sử dụng nhãn dán thể hiện cảm xúc như buồn, vui vẻ, sợ hãi giận dữ để cho thấy sự khác nhau trong hàng vi và cảm xúc. Khi đứa trẻ hiểu được hành động của mình đại diện cho loại cảm xúc nào thì hãy động viên con cách bộ lộ tâm trạng theo hoàn cảnh phù hợp.

Trang bị tốt kỹ năng lắng nghe cho trẻ

Trong quản lý cảm xúc việc lắng nghe người khác nói một cách cẩn thận sẽ giúp thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp cũng như giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc dễ dàng hơn. Bố mẹ cần dạy trẻ phân biệt sự khác biệt giữa hành động nghe và lắng nghe. Dạy trẻ có suy nghĩ câu chuyện người khác chia sẻ quan trọng với mình, nếu lọt một chi tiết đều sẽ cảm thấy rất hối tiếc, như vậy, con sẽ tập trung hơn cũng như rèn cho mình thói quen lắng nghe cẩn thận hơn. 

Việc lắng nghe là một kỹ năng rất cần thiết giúp con xử lý tình huống khác nhau tốt hơn và không dễ dàng phát giận, cáu gắt khi giao tiếp.

Dạy trẻ cách lắng nghe khi giao tiếp
Dạy trẻ cách lắng nghe khi giao tiếp

Dạy trẻ kỹ năng để giải quyết vấn đề

Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề theo nhiều góc nhìn khác nhau nhưng quan trọng nhất là đánh giá tiềm năng đúng của trẻ, đưa giải pháp phù hợp rồi mới bắt đầu hành động.

Ví dụ, khi trẻ cố gắng để sửa đồ chơi hay giải bài tập mãi không thể hoàn thành xong, chúng dần cáu gắt lên và thậm chí bỏ cuộc. Hãy khuyến khích con trẻ động não, suy nghĩ thật nhiều hướng và đưa ra nhiều giải pháp xem khả thi nhất là cái nào để áp dụng. Dạy trẻ lúc nào cũng phải suy nghĩ kỹ  trước khi hành động.

Cho con thấy hậu quả khi điều tiết cảm xúc không tốt

Cho con thấy hậu quả việc không kiềm chế cảm xúc không tốt sẽ ảnh hưởng đến mình và những người xung quanh ra sao. Tuy nhiên, tuyệt đối không chỉ trích những cơn giận của con vì đó là cảm xúc tự nhiên. 

Thay vào đó, bố mẹ nên giáo dục con những điều mà con nên làm khi cảm thấy tức giận để hướng con đến những cách ứng xử tích cực, lịch sự và sáng suốt. Phân tích về cảm giác tức giận cho con biết đó là do cảm xúc tiêu cực gây nên như sợ hãi,, thất vọng, ghen tỵ… để con có tâm lý tốt nhất, dần kiểm soát tốt hơn hành vi khi có những cảm xúc tiêu cực dần sinh ra cho mình.

Bố mẹ cần biết quản lý cảm xúc của mình

Những tính cách ở con không phải tự nhiên hình thành, trẻ học đầu tiên trong cuộc sống là từ cách ứng xử của bố mẹ và những người thân thiết. Muốn con có thể kiềm chế cảm xúc thì đầu tiên bố mẹ phải thật bình tĩnh cũng như tiết chế ở mọi nơi.

Ba mẹ nổi nóng, con nghĩ đó là một hành vi đúng đắn khi mình không hài lòng và sẽ bắt chước theo. Ngược lại, khi ba mẹ biết cách tiết chế cảm xúc và bình tĩnh thì con cũng thể học theo khi xử lý các tình huống. 

Chơi thể thao kèm theo đặt ra các quy tắc trong gia đình

Cha mẹ thời hiện đại đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là cho trẻ sử dụng điện thoại quá sớm hay quá nhiều trong ngày. Điều này dẫn khiến trẻ thụ động, không thích vui chơi, tìm tòi khám phá nữa.

Chính vì thế, để dạy trẻ quản lý cảm xúc tốt thì trước tiên cần khuyến khích chúng chơi thể thao, ưu tiên các hoạt động ngoài trời và kết giao bạn bè. Các trò chơi cần nhiều năng lượng như đá bóng, nhảy dây… sẽ giúp đầu áo tỉnh táo hơn.

Khuyến khích trẻ vui chơi chạy chạy để kích thích đầu óc phát triển
Khuyến khích trẻ vui chơi chạy chạy để kích thích đầu óc phát triển

Bên cạnh đó, sử dụng quyền lực khi nuôi dạy con cái cũng là một kỹ năng cần thiết, như đặt ra các quy tắc trong gia đình và phổ biến rõ từng lý do của điều luật cho các thành viên cùng nắm để thực hiện.

Ví dụ: không giành đồ chơi của bạn, xếp hàng khi thanh toán tiền ở siêu thị, đi nhẹ nói khẽ trong thư viện, yên lặng khi ai đó đang ngủ… kèm theo đó là các hình phạt nếu không thực hiện đúng quy tắc.

Việc nuôi dạy con trẻ chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhưng chỉ cần dành nhiều thời gian cho con, áp dụng đúng phương pháp giáo dục chắc chắn sẽ giúp các bậc cha mẹ nhẹ nhàng hơn khi đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành. Hy vọng, từ các kỹ năng trên đây, các bậc phụ huynh đã có thể áp dụng hiệu quả hơn để dạy trẻ quản lý cảm xúc tích cực, kiềm chế những hành động giận dữ, sợ hãi.. trong các tình huống một cách phù hợp nhé.