Khi bé chơi trò xếp hình, loay hoay mãi với mảnh ghép mà chẳng thể nào sắp đúng được. Bố mẹ có khi nào “tiện tay” xếp giúp con chưa? Khi bé làm sai gì đó bạn nói rằng “con làm sai rồi, con phải làm như thế này mới đúng” chưa? Bố mẹ có thấy rằng, chính mình đang kìm hãm tự lập ở trẻ con không?
Khi nói với đứa bé rằng “Con sai rồi”, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang “châm ngòi” cho một cuộc chiến không có hồi kết. Nhất là với trẻ ở độ tuổi mầm non – độ tuổi hình thành tính cách, mong muốn thể hiện và khẳng định mình.
Tin chắc rằng hầu hết các ông bố bà mẹ hiện nay nếu mắc phải sai lầm trong phương pháp nuôi dạy con. Hãy thử tìm hiểu phương pháp dạy con thông minh với phương pháp Montessori dưới đây.
Điều gì khiến bố mẹ vô tình kìm hãm tự lập ở trẻ em hiện nay?
Trong thời đại công nghệ số, đòi hỏi nguồn lực lao động phải dồi dào, không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà cần phải thật quyết đoán trong công việc, dám nghĩ dám làm. Có tư duy sáng tạo, dám đổi mới và phát triển.
Thế nhưng trên thực tế, vẫn đâu đó tồn tại những cá thể bước vào đời với tâm thế rụt rè, sợ sệt không dám làm vì sợ làm sai và sợ nhận sai. Thậm chí nhiều trẻ có tính ỷ lại, không chỉ ở thời kỳ thơ ấu mà ngay cả khi trưởng thành. Do đâu mà bản chất các cá thể ấy trở nên tự ti như vậy?
Bạn có đang kìm hãm tự lập ở trẻ?
Nguyên nhân kìm hãm tự lập ở trẻ chủ yếu là đến từ cách dạy dỗ của chính gia đình:
– Gia đình nghèo khó có xu hướng dùng bạo lực dạy dỗ trẻ, dùng tiêu chuẩn “con nhà người ta” để áp đặt trẻ.
– Gia đình giàu có thì nuông chiều trẻ quá mức, bày mâm dọn sẵn cho trẻ, trẻ khi đòi hỏi vấn đề gì đều có mặt để thay trẻ giải quyết mọi vấn đề.
Hai phương pháp giải quyết ở hai môi trường khác nhau nhưng trên thực tế lại có kết quả giống nhau. Đó là tạo dựng tâm thế tự tin cho trẻ. Ở đứa trẻ đầu tiên vì mãi bị phủ nhận bản thân nên sinh tự ti. Ở đứa trẻ con nhà giàu trái lại vì ít trải nghiệm nên sinh tự ti, thậm chí là kiêu căng, đắc thắng.
Tối ưu sự phát triển của trẻ với phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori là gì?
Trong nhiều năm miệt mài nghiên cứu về quá trình phát triển của trẻ, Tiến sĩ Maria Montessori đã cho ra mắt một cách thức giáo dục bằng tâm lý có tên gọi phương pháp Montessori.
Phương pháp này ra đời vào khoảng năm 1907, cùng với tâm huyết cũng như sự kiên trì của mình, bà đã đưa phương pháp nuôi dạy trẻ con này phổ biến rộng rãi: Từ đất nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, Ý, Hà Lan cho đến các nước đang trên đà phát triển như Ấn Độ, Việt Nam.
Dạy con thông minh với phương pháp Montessori giúp gì cho trẻ?
Bác sĩ Montessori đã từng nói: “Chính người lớn là một phần môi trường của trẻ thơ, người lớn phải tự điều chỉnh theo các nhu cầu của đứa trẻ nếu không muốn mình là một chướng ngại cho trẻ và không muốn thay thế đứa trẻ trong các hoạt động thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển”.
Dạy con thông minh với phương pháp Montessori
Vậy nên, bác sĩ đã tập trung xây dựng nền giáo dục ngay trong gia đình bằng 4 phương pháp phát triển chính yếu:
– Phát triển tình thương
– Phát triển cơ thể
– Phát triển giác quan
– Phát triển ngôn ngữ
Thông qua các bí quyết sáng tạo trò chơi, xây dựng nhận thức, hành vi và thói quen cho trẻ theo giai đoạn phát triển của trẻ. Phương pháp Montessori nói KHÔNG với mọi sự áp đặt. Nếu trẻ không thích, hãy thay đổi để trẻ cảm thấy phù hợp và tự nguyện thay đổi. Trẻ em có 3 thời kỳ:
Thời kỳ tiếp nhận
Trẻ như một tờ giấy trắng nên trong giai đoạn này. Trẻ tiếp nhận mọi thứ mà chúng nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận một cách vô thức. Ở giai đoạn này, điều 1 đứa trẻ tiếp nhận cần không phải là sự chỉ bảo mà là một môi trường hoạt động hoàn toàn tự do, bởi mọi sự can thiệp vào quá trình phát triển của trẻ đều phản tác dụng.
Thời kỳ nhạy cảm
Trẻ trở nên nhạy cảm với mọi thứ lạ lẫm. Khi bé thích thú, bé sẽ lặp đi lặp lại hành động đó cho đến khi chúng đạt được một cách dễ dàng mới chịu thay đổi sang một mối quan tâm khác.
Dựa theo phương pháp Montessori, bố mẹ hãy tạo môi trường và thời gian thích hợp để trẻ tiếp nhận và hoàn thiện những hoạt động cơ bản trong sinh hoạt.
Thời kỳ bình thường hóa
Là thời kỳ mà con của bạn có thể hòa nhập với cộng đồng, có thể biểu lộ mọi cảm xúc mà chúng muốn, có thể làm những điều chúng thích và phát triển theo cách của chúng.
Nếu bạn nhận thấy, thời kỳ bình thường hóa của trẻ tiến triển bằng năng lượng, sự tự tin và chủ động của trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc, bạn đã sử dụng phương pháp Montessori một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm: Chi tiết về phương pháp dạy trẻ tự lập sớm để có thêm thông tin nuôi dạy con mình nhé.
Cha mẹ nên làm gì?
Làm cha làm mẹ lúc nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Đôi khi muốn con bình bình an an sống hết cuộc đời mà chẳng lo nghĩ gì. Cũng có nhiều cha mẹ vì áp lực cuộc sống mà vô tình khiến con có sự tự tin trong lòng. Điều mà cha mẹ cần làm trong giai đoạn trẻ phát triển, hình thành tính cách đó là:
Hãy dành thời gian cho con, để bạn được sai và biết cách sửa lỗi
– Để con có thế giới riêng tư của mình: Hãy để con tự do vui chơi, sáng tạo hay làm bất cứ thứ gì chúng muốn. Ba mẹ chỉ cần làm việc của mình, có thể ngồi đọc sách hoặc làm việc, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn quan sát rõ những hành động của con.
Khi thấy con bắt đầu có dấu hiệu chán nản, bỏ cuộc hay không muốn làm gì nữa. Hãy nhẹ nhàng đến bên trẻ, hỏi rằng “Bố/mẹ có thể giúp gì cho con không?”. Trẻ sẽ biết rằng luôn có bạn ở phía sau quan sát chúng. Và hãy nhẹ nhàng chỉ bảo con, gợi ý cho con chứ đừng đưa thẳng đáp án.
– Hãy để con được thất bại: Không có bài học nào ghi nhớ lâu hơn trong lòng trẻ bằng việc thất bại, tự nhớ và tự sửa sai. Khi trẻ làm sai điều gì đó, hãy chỉ rõ, đưa ra những phương án giải quyết cũng như hậu quả của những điều đó. Chính những va chạm đầu đời sẽ giúp con trở nên mạnh mẽ và ham học hỏi hơn.
Kết luận
Giáo dục trẻ thông minh sớm, dạy con thông minh với phương pháp Montessori. Nếu bố mẹ có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn hãy liên hệ với Trường mầm non Montessori Smiling Fingers qua Email: smilingfingers.hcm@gmail.com hoặc điện thoại: 0907970768 để được hỗ trợ tốt nhất!