fbpx
0907970768; 0937970768; 0947970768
smilingfingers@sfmis.edu.vn
Trang chủ / TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN / Ba mẹ cần làm gì để tạo môi trường cho trẻ phát triển
Ba mẹ cần làm gì để tạo môi trường cho trẻ phát triển

Ba mẹ cần làm gì để tạo môi trường cho trẻ phát triển

Tạo môi trường cho trẻ tự do phát triển là câu chuyện mong muốn của các bậc cha mẹ. Quá trình nuôi dạy một đứa trẻ là điều chẳng phải dễ dàng với bất cứ ai. Để con được phát triển toàn diện, thông minh, tự lập và phát triển,… vai trò của người lớn là cực kỳ quan trọng. Bài viết dưới đây Trường mầm non song ngữ Smiling Fingers sẽ giúp bạn làm trả lời câu hỏi này nhé…!

Tầm quan trọng của ba mẹ đối với việc giáo dục trẻ nhỏ

Ông bà xưa có câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Thế mới thấy sức ảnh hưởng của cha mẹ trong quá trình nuôi dạy đối với sự phát triển của trẻ quan trọng như thế nào. Trong đó có thể nói đến:

tạo môi trường cho trẻ

Bố mẹ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

– Về nhận thức: Khi nuôi dạy con theo hướng tích cực, sẽ giúp trẻ có cái nhìn “lương thiện” đối với mọi thứ trong cuộc sống. Bên cạnh đó còn hình thành nên tính cách và phản ứng của trẻ.

Nhất là ở những năm đầu đời của trẻ. Việc dạy dỗ con nhận thức vấn đề, xử lý tình huống hay quản lý thời gian,… đúng cách đều sẽ tạo dựng nên thói quen của trẻ sau này.

– Về văn hóa & xã hội: Trẻ sẽ nhìn vào mối quan hệ, bầu không khí trong gia đình và cách xử lý khi gặp vấn đề của bố mẹ để học hỏi. Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng ghi nhớ rất nhanh. Do đó hãy cẩn trọng trong lời nói và cách xử sự của bạn.

– Về thể chất: Một đứa trẻ sẽ không thể hiểu được vai trò của sức khỏe quan trọng như thế nào hay ăn uống sao cho hợp lý, điều độ. Chính các bậc phụ huynh sẽ là người hướng dẫn bé trong những bước đi đầu đời, giúp con hiểu được tầm quan trọng của thể dục thể thao.

Các bé thường nhớ và học hỏi nhanh thông qua việc vui chơi. Hãy tận dụng điều này để trẻ hiểu và tiếp thu tốt nhất.

Cách ba mẹ tạo môi trường cho trẻ đã thật sự đúng?

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Dẫu biết mỗi phụ huynh sẽ có cách nuôi dạy con khác nhau. Chẳng hạn như nhiều phụ huynh sử dụng đòn roi hay quát mắng trẻ khi chúng làm sai gì đó. Một đứa trẻ khi bị đánh đau, chúng ngưng hành động quấy, khóc và mè nheo lại vì chúng sợ không phải vì phục.

Các bậc phụ huynh đã từng khen ngợi con chưa?

Các bậc phụ huynh đã từng khen ngợi con chưa?

Hay các bậc phụ huynh cứ “hiền từ” bỏ qua những thói xấu của con. Tặc lưỡi nói rằng “Nó còn nhỏ” thì đến khi cần dạy dỗ, uốn nắn trẻ sẽ không còn hiệu quả nữa.

Một đứa trẻ bị đòn roi từ nhỏ, khi chúng không còn sợ những đòn đánh nữa bạn sẽ không thể nào trị được chúng. Và một đứa trẻ được nuông chiều từ nhỏ, chúng sẽ ỷ lại và không dám chịu trách nhiệm cho bất cứ hành động nào của mình, trông chờ vào bố mẹ.

– Bạn đã bao giờ khen ngợi con chưa?

– Bạn có từng so sánh con với “con nhà người ta”?

– Bạn có từng áp đặt điểm số và tính cách vào con?

– Bạn đã từng lắng nghe câu chuyện của con, quan tâm những điều nhỏ nhặt của bạn?

… liệu cách ba mẹ làm đã thực sự đúng?

7 tiêu chuẩn giúp trẻ phát triển sớm, thông minh và tự lập

Để trẻ phát triển sớm, thông minh, tự lập và là một người có trách nhiệm,.. cha mẹ sẽ là người bạn đồng hành trong suốt hành trình tuổi thơ của của con. Hãy:

Dành thời gian bên con - Giúp trẻ phát triển, thông minh và tự lập

Dành thời gian bên con – Giúp trẻ phát triển, thông minh và tự lập

Dành thời gian bên con

Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của sự quan tâm và yêu thương.

Hãy là tấm gương sáng cho con

Con cái là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Hãy trở thành tấm gương sáng để con noi theo và học hỏi. Từ những thứ đơn giản như tự dọn dẹp phòng của mình, tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình,…

Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đến người khác

“Cho đi là nhận lại”, trẻ có lẽ không hiểu được, nhưng nhìn vào cách làm quan tâm chăm sóc của bố mẹ đối với người khác, trẻ sẽ học theo.

Dùng nhiều cảm ơn và xin lỗi

Hãy sử dụng từ “cảm ơn” và “xin lỗi” thật nhiều trong quá trình nuôi dạy con. Từ những thứ bình dị như “cảm ơn con đã lấy giúp bố…”, “xin lỗi con vì bố quên mua thức ăn mà con thích…”.

Tăng vốn kiến thức cho trẻ

Thường xuyên thảo luận với con những vấn đề về cuộc sống, sách báo,.. Hợp tác với nhà trường mở rộng kiến thức và tầm nhìn của tre ra cuộc sống bên ngoài bằng những hoạt động xã hội, giải trí và vui chơi.

Để trẻ tự hành động và giải quyết vấn đề

Khi trẻ gặp vấn đề gì đó, hãy để chúng tự giải quyết vấn đề. Hãy ở bên cạnh để nhìn, đánh giá cách làm của trẻ. Sau đó mới đưa ra nhận xét của bạn. Đừng đưa ra đáp án ngay khi trẻ nhờ sự trợ giúp.

Dạy trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc

Trẻ thường không biết cách kiểm soát cảm xúc. Khi thích một thứ gì đó trẻ có thể khóc cả ngày đến khi bạn đồng ý mua. Đôi khi là phản ứng thái quá như la hét, giận dữ, đập phá đồ,…

Kết luận

Đừng thỏa hiệp với trẻ bằng cách chiều ý. Hãy giúp con vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó. Dạy trẻ cách kiểm soát bằng việc hít thở sâu và giải quyết vấn đề bằng lời nói và thái độ tích cực.

tạo môi trường cho trẻ ngay từ nhỏ nói dễ không dễ, nói khó không khó. Bố mẹ chính là những yếu tố quan trọng quyết định điều đó. Vì vậy hãy dành thời gian cho trẻ và có phương pháp giáo dục đúng cách.

Nếu có bất cứ vấn đề gì cần tham khảo thêm, hãy liên hệ với Trường mầm non Montessori Smiling Fingers qua Email: smilingfingers.hcm@gmail.com hoặc điện thoại: 0907970768 để được hỗ trợ tốt nhất!